NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI HỌC ĐÀN PIANO
Mến chào bạn
Học piano hay bất kỳ môn nhạc cụ nào bạn cũng cần phải biết nguyên tắc, luật chơi của nhạc cụ đó.
Piano là môn nhạc cụ đòi hỏi bạn phải có những kỹ thuật ngón đúng, tốt, rèn luyện nhiều mới đạt được.
Vậy đâu là những kỹ thuật cơ bản nhất của đàn piano? Người mới học thường mắc những lỗi gì? Mời bạn tham khảo vài ý kiến dưới đây để có thể xem mình đã có những kỹ thuật ngón cơ bản này chưa nhé!
Nhật Nguyên – Lớp học đàn piano Thủ Đức của Trung tâm âm nhạc Upponia
- Đàn gãy ngón
Là khi bạn đàn piano mà không đàn bằng phần thịt của đầu ngón tay, tay bạn nằm trên phím đàn. Khi đàn đúng ngón, tay bạn sẽ khum tròn, thả lỏng trên phím đàn, đàn ở khoảng giữa từ mép ngoài cùng của phím trắng với mép ngoài của phím đen.
Các ngón tay không được để ngoài phím đàn mà tất cả phải nằm trên phím đàn.
Bài học thử trong chương trình học piano online giúp bạn điều chỉnh kỹ thuật của trung tâm âm nhạc Upponia
- Gồng ngón
Đây là một trong những lỗi người chơi đàn mới cũng như lâu thường mắc phải. Điểm nhận biết là bàn tay bạn gồng lên, gân nổi, khủy tay cũng giữ chặt.
Khi đàn thì bàn tay, ngón tay, các cơ bạn đều phải thả lỏng. Như vậy âm thanh tiếng đàn sẽ mềm mại, nhẹ nhàng. Những kỹ thuật ngón khó bạn mới thể hiện được và bạn sẽ không bị mỏi tay, mất nốt khi đàn những đoạn dài và khó.
Hồng Sơn Lớp piano Thủ Đức của Trung tâm âm nhạc Upponia
- Móng tay dài
Một số người muốn học piano nhưng lại thích để móng tay dài. Điều này cản trở rất nhiều trong quá trình tập luyện và đàn piano.
Móng tay dài có bốn điều bất lợi cho người tập đó là bạn sẽ bị âm thanh của móng tay gõ vào phím nghe rất khó chịu.
Thứ hai bạn đàn sẽ bị trượt ngón nghĩa là ngón đàn sẽ không theo ý muốn của bạn.
Thứ ba chắc chắn bạn sẽ đàn sai ngón, mắc lỗi đàn gãy ngón.
Thứ tư đó là bạn không thể đàn nhanh được vì vướng móng tay.
Anh Minh lớp piano dành cho người lớn của Trung tâm âm nhạc Upponia
- Cổ tay không đúng tư thế
Khi đàn thì cổ tay, mu bàn tay cùng nằm trên một đường thẳng. Tránh trường hợp cổ tay thấp hơn hoặc cao hơn mu bàn tay. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh tiếng đàn của bạn.
Nếu thực hiện đúng thì âm thanh tiếng đàn của bạn sẽ tròn trịa, sâu và rõ ràng. Sự thể hiện của đôi bàn tay, độ cảm nhạc và nhạc cảm của tâm hồn. Chắc chắn bạn sẽ có những giai điệu tuyệt vời cho chính bản thân mình và những người xung quanh.
Duy Khang – Bích Hà song tấu piano tại Trung tâm âm nhạc Upponia
Một điều quan trọng nhất là sự tập luyện. Không có gì có thể thay thế được nếu bạn không luyện tập mỗi ngày. Bằng sự yêu mến, đam mê chắc chắn bạn sẽ làm được. Còn việc điều chỉnh kỹ thuật ngón để chơi thì không nên quá khắt khe bởi bạn có ý định học piano chuyên nghiệp thì không cần quá cầu kỳ. Yêu cầu điều chỉnh ngón cho đúng tư thế là để giúp bạn khi chơi piano có âm thanh hay và dáng đàn đẹp, tay đúng tư thế dễ dàng cho việc di chuyển ngón, chạy ngón tốc độ, hiệu ứng âm thanh tròn đầy chứ không phải vì hình thức khoe mẽ…
Chúc cho những ai đam mê âm nhạc thực sự tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong giai điệu của chính đôi bày tay và tâm hồn mình.
Mọi thắc mắc về việc học piano, bạn vui lòng liên hệ đến Trung tâm âm nhạc Upponia. Địa chỉ số 149 Linh Đông, Thủ Đức. Điện thoại 0937 557 847. Email upponia@gmail.com. Rất vui được hỗ trợ bạn.
Có âm nhạc cuộc sống bạn sẽ phong phú hơn!
xin chào em
khi anh đánh đàn digital piano thì ngón tay giữa của bàn tay trái bị bông gân.em có thể cho anh biết lý do và cách khắc phục tránh bị thương khi chơi đàn.
cám ơn em rất nhiều.
Chào anh
Khi tập mà bị mỏi, bị đau thì do mình tập chưa đúng tư thế. Bàn tay khi đàn phải thả lỏng bả vai, thả lỏng ngón tay, tập trung lực vào ngón mà ấn phím, những ngón còn lại ko đàn thì phải thả lỏng. Như vậy mình đàn ko bị mỏi mà tiếng đàn sẽ tròn âm nghe hay hơn. anh thử điều chỉnh tư thế xem nhé
Cô cho em hỏi thấy một số người hay bấm phím trắng vào vị trí khe hẹp giữa hai phím đen ( ko bấm ở đầu bên ngoài rộng) điều này có nên ko và tại sao bấm như thế ạ?