7 LỖI THƯỜNG GẶP KHI HỌC ĐÀN ORGAN

7 LỖI THƯỜNG GẶP KHI HỌC ĐÀN ORGAN

Mến chào bạn

Học đàn organ căn bản thường hay gặp những lỗi mà đa số người mới bắt đầu gặp phải đó là:

1.Lỗi móng tay dài: Nhiều bạn học đàn organ nhưng tiếc móng tay dài, không muốn bấm, kết quả là móng tay dài làm bạn chạy ngón không nhanh, không xử lý các kỹ thuật luyến lay, trimolo được và nhìn không được đẹp nữa.

Vậy làm sao để chạy ngón nhanh không bị vướng?

Bạn hãy cắt móng tay gọn gàng, khi đàn bàn tay để tròn tự nhiên trên phím đàn và nhớ là phải thả lỏng cả cánh tay, cổ tay, ngón tay nhé. Phần tiếp xúc với phím đàn là phần thịt của đầu ngón tay, tránh lỗi đàn phần móng tay bạn sẽ ảnh hưởng đến tim của bạn đó.

Móng tay dài-Người mới học đàn organ thường gặp
Móng tay dài-Người mới học đàn organ thường gặp

2.Ngồi cong lưng: Đây là lỗi thường gặp nhất, đối với trẻ em hay người lớn, khi học đàn organ hay học đàn piano cũng vậy, bạn thường có xu hướng ngồi cong lưng để gần bản nhạc cho dễ nhìn, kết quả là lưng bạn bị cong, vừa mỏi lưng, vừa không đẹp, vừa ảnh hưởng đến thế ngón của bàn tay nữa.

Vậy tư thế ngồi đàn organ thế nào là đúng?

Khi tập đàn organ, tư thế ngồ của bạn là ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai tay thả lỏng nhẹ nhàng, chân chạm sàn, không vắt chéo hay bỏ chân lên ghế nhé.

Lỗi thường gặp khi học đàn organ
Lỗi thường gặp khi học đàn organ

3.Lỗi gồng người: Thường bạn mới học đàn organ chưa biết cách thả lỏng, bàn tay, cánh tay bạn gồng cứng, làm cho tốc độ ngón bạn bị hạn chế.

Làm sao để đàn mà không bị gồng người?

Để cơ thể cảm thấy thoải mái khi học đàn organ nhất thì bạn phải tập thả lỏng, thả lỏng toàn bộ cơ thể từ đầu óc, cơ mặt, hai vai, cánh tay, cổ tay, ngón tay, thả lỏng đôi bàn chân nữa nhé.

Để tập thả lỏng không phải đối với bất kỳ ai cũng dễ dàng. Mình có một anh học viên, anh cứ bị gồng cứng người lên khi đánh đàn, bàn tay của anh ấy cứng lại, gân nổi lên và anh ấy chạy ngón bị gặp khó khăn vì tay đơ rồi ngón không chạy nhanh được. Mình nói anh muốn đàn được những bản nhac nhanh, sôi động buộc phải tập kỹ thuật thả lỏng. Nó không những tốt việc luyện đàn organ mà việc thả lỏng còn tốt cho sức khỏe của anh nữa, anh phải ghi nhớ và ý thức luyện tập hàng ngày thì mới khắc phục được.

Sau một thời gian cũng hơn 1 tháng anh mới tập được thành thục kỹ thuật trông đơn giản nhưng không dễ thực hiện này.

4.Lỗi không giữ nhịp đều: Hồi bắt đầu học đàn organ mình không biết giữ nhịp. Mình cứ nhịp loạn xạ, khi đàn chỗ nào dễ thì chạy ngón nhanh, chỗ nào khó thì đàn chậm lại, cuối cùng bản nhạc của mình không có đều nhịp được.

Sau này mình khắc phục bằng cách nhịp theo vòng xe lúc mình đạp xe đi học, hoặc ngồi trong lớp học hay bất kỳ đâu mình cũng nhịp tay, hoặc nhịp chân cho thật đều nhịp, để khi vào bài mình không bị trật nhịp, lúc chậm lúc nhanh nữa.

Vậy làm sao giữ nhịp chuẩn khi học đàn organ?

Bạn hãy tuân thủ quy trình các bước tập một tác phẩm organ đó là:

+ Đầu tiên, bạn luôn đọc nốt, gõ nhịp phần giai điệu của tác phẩm.

+ Thứ hai là tập phần tay phải kết hợp miệng đọc nốt, chân giữ nhịp.

+Thứ ba đó là tập hợp âm của phần tay trái.

+Thứ tư ghép 2 tay, đọc nốt nhịp chân phần giai điệu tay phải.

Thứ năm, tập tăng tốc độ bản nhạc đúng theo tốc độ của bản nhạc quy định

5.Lỗi không đọc nốt nhạc: Đây là một trong những lỗi thường hay gặp nhất của người mới bắt đầu học đàn organ. Bạn lười đọc nốt nhạc và kết quả là bạn cứ bị nhầm hoặc không nhớ nốt nhạc.

Làm sao để nhớ nốt nhạc, nhìn vào bản nhạc có thể tự tập đàn nhanh được?

Để nhớ nốt nhạc bạn cần phải tập đọc nốt nhạc từ bước đầu tiên trước khi tập bất kỳ tay nào, việc đó sẽ tạo cho bạn thói quen và khả năng tập bản nhạc mới rất nhanh và chính xác đấy.

Nếu bạn chịu khó hát nốt một thời gian ngắn thôi, thì nốt nhạc bạn sẽ nhớ rất nhanh, khả năng nhìn nốt cũng nhanh. Sau khi đã quen rồi thì bạn không cần phải hát nốt nữa nhưng mới đầu học đàn bạn nên đọc nốt nhạc cho nhanh nhớ nốt nhé!

6.Lỗi không khum tròn bàn tay: Bàn tay bàn đàn cứ chỉa lên, hoặc xòe ra là những lỗi rất khó sửa của người mới bắt đầu học đàn organ. Nếu bạn không sửa thì bạn sẽ đàn khó nhanh, nhìn không đẹp và âm thanh bạn đàn cũng không sâu, không tròn đầy.

Tư thế tay sai khi học đàn organ
Tư thế tay sai khi học đàn organ

Vậy tư thế ngón tay thế nào cho đúng khi học đàn organ?

Đầu tiên, ngón tay, bàn tay bạn phải thả lỏng. Nhẹ nhàng để lên phím đàn, sau đó bàn tay khum tròn lại, đàn bằng phần thịt của đầu ngón tay, nhớ là không phải phần móng hay bất kỳ phần nào khác nhé.

7.Tay trái đàn hợp âm di chuyển quãng xa.

Bạn chưa biết cách đàn hợp âm những nốt trong một quãng 8. Nghĩa là tay trái bạn cứ di chuyển nhiều, chạy lên chạy xuống làm cho cho bạn mất thời gian và dễ sai ngón, sai nốt.

Lúc mới học đàn organ mình cũng bị mắc lỗi này. Ví dụ khi bạn đàn hợp âm đô trưởng, bạn để thế ngón Đô-Mi-Sol. Nếu để thế ngón như vậy khi đàn hợp âm Sol trưởng bạn phải chuyển tay trái lên quãng 8 trên để đàn những nốt Sol-Si-Rê. Vừa tốn thời gian, vừa rất dễ bị đàn sai.

Làm sao di chuyển hợp âm nhanh, hiệu quả mà lại dể dãng, đơn giản khi học đàn organ?

Nếu biết cách bạn chỉ cần bấm hợp âm Đô trưởng là những nốt Sol-Đô-Mi. Chuyển sang Sol Trưởng là Sol-Si-Rê. Rất đơn giản, nhanh chóng mà khó sai hơn rất nhiều. Vì hiệu quả đàn các thế đảo trong hợp âm đàn organ không khác nhau, chỉ khác khi bạn đàn piano mà thôi.

Trên đây là những lỗi người mới học đàn organ thường hay mắc phải, bạn để ý và khắc phục để việc học đàn organ của mình nhanh và hiệu quả hơn nhé! Chúc bạn thành công trong việc học đàn organ của mình. Hẹn gặp bạn ở những bài viết sau.

Có âm nhạc cuộc sống bạn sẽ phong phú hơn!

Trần Thị Thọ

 

Facebook Comments

Check Also

co doc vuong - thien tu

Sheet Piano & Video Hướng Dẫn Chi Tiết Cô Độc Vương

Cô Độc Vương (Thiên Tú). Sheet piano và video hướng dẫn chi tiết chỉ 100k

11 comments

  1. Nếu mà ngồi cong lưng có thói quen từ nhỏ rồi học đàn có được không chị. Muốn sửa thói quen này thì bao nhiêu lâu.

  2. học đàn này con trai học nhiều không chị? Ngoài đàn này chị còn dạy chơi các loại đàn khác không?

  3. Học đàn piano gặp nhiều lỗi khi chơi đàn, mình sẽ khắc phục từng thứ tự lỗi hay sao bạn?

  4. Người có ngón tay hơi ngắn có gặp bất tiện khi học đàn không chị?

    • Chào bạn
      Ngón tay ngắn bạn cũng sẽ gặp một số khó khăn như khi đàn những nốt quãng 8, ngón không dang ra được. Nhưng nếu ngón ngắn mà vẫn muốn học đàn thì vẫn học được nhé bạn, chọn những tác phẩm phù hợp để luyện tập cũng được mà

  5. Học môn này đòi hỏi rất nhiều sự khổ luyện và đam mê. Nếu không đam mê thì sẽ không bỏ thời gian học. Nếu học 1 cách gượng ép thì chẳng bao giờ thành thầy, may chăng thì thành thợ nếu không thì lẳng phí thời gian lắm. Đâu phải dể dàng gì chơi piano thành thạo

  6. Tôi mua đàn về cho con học theo sách nhưng cũng có đi học ở ngoài nhưng, muốn cô giáo dạy kèm cho cháu, có thể tư vấn giúp tôi về vấn đề này không?

    • Chào chị
      Bên em có lớp piano dành cho trẻ em đó chị, chị có thể đưa cháu đến 149 Linh Đông, Thủ Đức để học hoặc nếu muốn học ở nhà thì em có thể gởi giáo viên đến tận nhà chị nhé

  7. organ với piano có gì khác ko? cái nào dễ học hơn vậy chị

    • Chào bạn
      Đàn organ và đàn piano có sự khác nhau giữa tay trái và tay phải.
      Đàn piano 2 tay chạy ngón như nhau trong khi đó đàn organ tay phải chạy ngón đàn giai điệu, tay trái đàn hợp âm trên nền nhạc. Nếu có nhu cầu học đàn bạn có thể liên hệ đt 0937 557 847 hoặc địa chỉ 149 Linh Đông, Thủ Đức để được tư vấn kỹ hơn nhé

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.